Ô nhiễm môi trường hiện nay luôn là vấn đề hết sức nóng bỏng và cấp bách, cần phải có những biện pháp giảm thiểu nguồn thải để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Bùn vi sinh đã được nghiên cứu thành công và đưa vào sử dụng, giúp cải thiện và góp phần không nhỏ vào việc khắc phục tình trạng xử lý nước thải tại Việt Nam.
Bùn vi sinh hiện được phân chia thành 3 loại đó là bùn vi sinh hiếu khí, thiếu khí và kỵ khí. Hãy cùng với Environmental News tìm hiểu thêm về 3 loại này ngay trong bài viết sau.
Đôi nét thông tin về bùn vi sinh
Bùn vi sinh là một loại bùn được nghiên cứu và thiết kế bao gồm một hỗn hợp các quần thể vi sinh vật chẳng hạn như vi khuẩn, nấm, tích trùng,… Trong đó tỉ lệ vi khuẩn chiếm số lượng lớn, được chi làm 8 nhóm như sau:
– Alkaligenes – Achromobacter
– Arthrobacter bacillus
– Cytophaga – Flavobacterium
– Pseudomonas – Vibrio aeromonas
– Achromobacter
– Pseudomonas
– Enterobacteriaceae
– Hỗn hợp Ecoli, Micrococcus.
Quần thể các vi sinh này kết hợp với một số chất rắn khác sẽ tạo thành chất kết dính màu nâu giống như bông, khá dễ lắng. Bùn hoạt tính được xem là một trong những biện pháp sinh học hiệu quả hiện nay phục vụ cho quá trình xử lý nước thải. Chúng có khả năng chuyển hóa một số chất hữu cơ trong nước thải như BOD, N, P thành các chất dinh dưỡng không gây ô nhiễm và có lợi cho môi trường.
Một số loại bùn vi sinh hiện nay
Bùn vi sinh hiện nay được chia làm 3 loại chính, đó là bùn vi sinh hiếu khí, thiếu khí và kỵ khí. Tùy vào hình thức công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt mà lựa chọn cho phù hợp.
1. Bùn vi sinh hiếu khí:
Bùn vi sinh hiếu khí thường có màu nâu sáng, thường dùng để xử lý nước thải tại các bể Aerotank hay bể MBR, từ trạng thái lơ lửng nó sẽ chuyển sang dạng bông bùn và nhanh chóng lắng xuống đáy bể.
Trong một số điều kiện, để cho quần thể các vi sinh vật có thể tồn tại cũng như phát triển được tốt nhất thì nên để độ pH từ 6.5 đến 8.5, nồng độ oxy thường trong khoảng từ 2 – 4 mg/l, nhiệt độ thông thường nên để từ 20 đến 30 độ C, các chất dinh dưỡng như N, P, BOD, nên để tỷ lệ lần lượt là 5:1:100.
2. Bùn vi sinh thiếu khí:
Bùn vi sinh thiếu khí thông thường sẽ có màu nâu nhưng nó sẽ sẫm hơn so với bùn vi sinh hiếu khí và khi cho vào trong bể thường xuất hiện nhiều bọt khí, bọt ngày càng to dần. Do đó, bùn thiếu khí thường không bị lắng xuống đáy như bùn hiếu khí.
3. Bùn vi sinh kỵ khí:
Khác với bùn thiếu khí và hiếu khí, bùn vi sinh kỵ khí thường có màu đen, có cấu tạo bao gồm dòng bùn khí lơ lửng và bùn dạng hạt. Thường thì khi chứa bùn vi sinh kỵ khí bằng các dụng cụ nhựa như chai, lọ sẽ có hiện tượng bị phồng lên do khí metan trong bùn gây ra.
Để quần thể vi sinh vật có thể sinh trường tốt, môi trường cần phải đáp ứng được các điều kiện như:
– Độ pH không vượt quá 6.5 đến 7.5
– Nhiệt độ <= 35 độ C
– Tỉ lệ dinh dưỡng theo N, P, COD lần lượt là 5:1:350.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết !