Trong nước thải ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành có nồng độ các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học cao như ngành sản xuất giấy, chế biến thực phẩm, ngành chăn nuôi gia súc, chế biến sữa, nuôi trồng thủy sản, sản xuất bia, rượu, mía đường,… Đa phần khi xử lý nước thải, người ta thường áp dụng phương pháp sinh học để xử lý.

xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Giới thiệu về xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Qúa trình xử lý nước thải công nghiệp được thực hiện nhờ vào các vi sinh vật có trong nước thải. Các vi sinh vật này sử dụng các chất hữu cơ, Nito, Photpho,… làm nguồn dinh dưỡng để có thể phát triển và sinh sản. Đồng thời phân giải các chất hữu cơ thành những chất đơn giản hơn nhằm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước.

Tùy vào điều kiện môi trường khác nhau mà các vi sinh vật thiếu khí, kỵ khí hoặc hiếu khí phát triển nhằm phân hủy các chất ô nhiễm có trong nguồn nước.

Xem chi tiết về xử lý sinh học hiếu khí, kỵ khí, thiếu khí ở phần sau bài viết nhé.

Xử lý sinh học hiếu khí như thế nào ?

Các sinh vật hiếu khí sẽ tham gia vào quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ để biến thành những chất đơn giản hơn, qua đó sẽ làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước, tạo điều kiện cung cấp khí oxy một cách đầy đủ nhất.

Các vi sinh vật tham gia vào quá trình phân hủy hiếu khí thường được sử dụng như: nitrosomonas,  pseudomonas, zoogloea, nocardia, nitrobacter, mycobacterium, achromobacter, …

Xử lý sinh học kỵ khí như thế nào ?

Công nghệ sinh học kỵ khí là phương pháp dựa trên sự có mặt của các vi sinh vật trong điều kiện không có oxy không khí.

Thông thường, người ta thường sử dụng các vi sinh vật như: acetogenic becteria, methanogennic, vi khuẩn, nấm men, nấm mốc… để tham gia vào xử lý.

Qúa trình phân hủy kỵ khí chia làm 4 giai đoạn như sau:

– Giai đoạn thủy phân: các hợp chất cacbonhidrat, chất béo, protein, các chất hòa tan,… được chuyển hóa thành đường, amino, các axit.

– Giai đoạn axit hóa: đường, amino axit sẽ chuyển hóa thành các axit béo dễ bị bay hơi, rượu, H2, CO2, axit hữu cơ,…

– Giai đoạn Axetat hóa: axit béo dễ bay hơi, axit hữu cơ, rượu được chuyển hóa thành axetat, CO2, H2.

– Giai đoạn metan hóa: Axetat sẽ chuyển hóa thành CO3, CH4, H2O.

Xử lý sinh học thiếu khí như thế nào ?

Trong quá trình thiếu khí, các vi sinh vật thiếu khí sẽ xử lý các hơp chất của Nito, photpho trong nước thông qua quá trình Nitrat hóa cùng với quá trình photphorit. Trong điều kiện thiếu oxi, các chủng vi sinh vật chẳng hạn như Nitrosomonas và Nitrobacter giữ vai trò Nitrat hóa các hợp chất của Nito. Vi sinh vật giữ vai trò chính trong quá trình photphoryl thuộc chủng acinetobector.

Tại các hệ thống công trình thiếu khí, tốt nhất phải bố trí máy khuấy chìm với tốc độ phù hợp và có hệ thống tuần hoàn bùn hoạt tính từ công trình phía sau về bể thiếu khí.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.