Nước thải công nghiệp là sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất các sản phẩm thương mại. Cho dù đó là từ thực phẩm chúng ta ăn, đồ uống chúng ta uống, quần áo chúng ta mặc hay giấy và các sản phẩm hóa học chúng ta sử dụng, nước là cần thiết cho hầu hết các bước sản xuất trong nhiều ngành công nghiệp. Vậy nước thải công nghiệp là gì ? Nước thải công nghiệp phát sinh từ những ngành nào ? Việc xử lý nước thải công nghiệp ra sao ? Xem qua bài viết sau để hiểu rõ hơn.

nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp là gì?

Nước thải công nghiệp không chỉ là một sản phẩm phụ của các công ty chuyên sản xuất khai thác dầu khí, mỏ, hóa chất, mà nó còn là sản phẩm phụ của các ngành chế biến thực phẩm và đồ uống. Ngoài ra, còn phát sinh trong các ngành sản xuất quần áo, giày dép, đồ công nghệ, ô tô,…

Luật hiện nay quy định, bất kỳ các chất ô nhiễm hữu cơ và vô cơ nào đối với nước được sử dụng trong công nghiệp thì đều phải được tiến hành quản lý. Các chất hữu cơ, kim loại và những thứ tương tự có trong nước thải cần phải được loại bỏ trước khi nước có thể thải an toàn ra ngoài môi trường tự nhiên hoặc tái sử dụng trong các hoạt động của nhà máy.

Nước thải công nghiệp phát sinh từ những ngành công nghiệp nào ?

– Nhà máy gia công kim loại:

Các chất thải được tạo ra từ các hoạt động hoàn thiện kim loại thường là một loại bìn chứa các kim loại hòa tan trong chất lỏng. Các hoạt động mạ kim loại, hoàn thiện kim loại, gia công bảng mạch in,… tạo ra nhiều bùn chứa hydroxit kim loại như hydroxit sắt, hydroxit magiê, hydroxit niken, hydroxit kẽm, hydroxit đồng và hydroxit nhôm.

Nước thải gia công kim loại cần phải được xử lý để tuân thủ các quy định hiện hành vì những chất thải này rất nguy hiểm đối với môi trường và cả con người, động thực vật.

– Ngành dệt may:

Ngành công nghiệp dệt may thương mại thường khoảng 15 tỷ pound đồ giặt mỗi năm và nước thải tạo ra từ đồng phục, khăn tắm, thảm trải sàn và những thứ tương tự chứa đầy dầu và mỡ, xơ vải, cát, sạn, kim loại nặng và VOC,… vì thế cần tiến hành xử lý nó trước khi thải ra ngoài nguồn tiếp nhận.

– Ngành sản xuất hóa chất:

Ngành công nghiệp hóa chất đang phải đối mặt với những thách thức lớn về những quy định môi trường trong việc xử lý nước thải của nghành. Các chất ô nhiễm thải ra tại các nhà máy lọc dầu và hóa dầu bao gồm các chất ô nhiễm, đa phần là dầu mỡ, chất rắn lơ lửng, các chất amoniac, crom, phenol và sunfua.

– Ngành khai thác mỏ:

Chất thải khai thác mỏ là hỗn hợp của nước và đá xay mịn còn sót lại sau các hoạt động khai thác khoáng sản, chẳng hạn như vàng, bạc, đá quý,… Để xử lý chất thải khai thác mỏ là một thách thức lớn mà các công ty trong ngành này phải đối mặt. Việc xử lý thể hiện trách nhiệm đối với môi trường cũng như giúp dự án có thể hoạt động mà không lo bị ô nhiễm.

xử lý nước thải công nghiệp

Tin khác: Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất

– Sản xuất gang thép:

Nước được sử dụng trong quá trình sản xuất gang thép là để làm nguội và tách các sản phẩm phụ. Nó bị nhiễm các chất như amoniac và xyanua trong quá trình chuyển đổi ban đầu. Các dòng thải bao gồm benzen, naphthalene, anthracene, phenol và cresols. Việc tạo thành sắt và thép thành tấm, dây hoặc thanh, cần phải có nước để làm chất bôi trơn và chất làm mát cơ bản, cùng với dầu thủy lực, mỡ động vật và chất rắn dạng hạt. Nước được sử dụng để mạ thép cần phải có axit clohydric và axit sunfuric, qua đó nước thải sản xuất gang thép sẽ bao gồm nước rửa có tính axit cùng với axit thải. Nhiều nước thải ngành thép bị ô nhiễm bởi dầu thủy lực còn được gọi là dầu hòa tan.

– Các nhà máy điện:

Các nhà máy điện nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện than, là nguồn thải chính của nước thải công nghiệp. Nhiều nhà máy trong số này thải ra nước thải với hàm lượng kim loại đáng kể như chì, thủy ngân, cadimi và crom, cũng như asen, selen và các hợp chất nitơ (nitrat và nitrit). Các nhà máy có biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí như máy lọc ướt thường chuyển các chất ô nhiễm bị bắt giữ vào dòng nước thải.

– Nhà máy xử lý nước / nước thải:

Trớ trêu thay, một sản phẩm phụ của các nhà máy xử lý nước thải đang tạo ra chất thải chứa nhiều chất gây ô nhiễm tiềm ẩn. Ngay cả nước khai hoang đã khử trùng bằng clo cũng có thể chứa các sản phẩm phụ khử trùng như trihalomethanes và axit haloacetic. Cặn rắn của các nhà máy xử lý nước thải, được gọi là chất rắn sinh học, chứa các loại phân bón thông thường, nhưng cũng có thể chứa các kim loại nặng và các hợp chất hữu cơ tổng hợp có trong các sản phẩm gia dụng.

– Ngành chế biến thực phẩm:

Nước thải nông nghiệp và thực phẩm có nồng độ thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, chất thải chăn nuôi và phân bón đều cần được quản lý. Quá trình chế biến thực phẩm từ nguyên liệu thô dẫn đến các vùng nước chứa nhiều chất dạng hạt và các chất hóa học hoặc chất hữu cơ hòa tan chảy tràn. Chất thải hữu cơ từ quá trình giết mổ và chế biến động vật, dịch cơ thể, chất ruột, và máu đều là những nguồn gây ô nhiễm nước cần được xử lý.

phương pháp xử lý nước thải công nghiệp

Giải pháp và công nghệ xử lý nước thải công nghiệp

Khác với các loại nước thải sinh hoạt hay nước thải bệnh viện, nước thải công nghiệp là một loại nước thải khó xử lý bởi quy trình sản xuất, nguyên liệu đầu vào khác nhau. Ngoài ra, công nghệ sản xuất lạc hậu cũng ảnh hưởng đến khối lượng cũng như nồng độ nước thải phát sinh. Do đó cần phải lấy mẫu nước thải để phân tích chi tiết đặc điểm, nồng độ các chất gây ô nhiễm, từ đó có phương án và biện pháp xử lý phù hợp nhất cũng như đưa ra công nghệ xử lý nước thải công nghiệp phù hợp với từng thành phần chất ô nhiễm.

Đọc thêm: Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.