Giấy phép môi trường là một loại hồ sơ mới được ban hành kèm theo Luật bảo vệ môi trường 2020, có hiệu lực thi hành từ năm 2022. Hồ sơ này bắt buộc các doanh nghiệp cần phải lập khi dự án hoạt động, nếu bạn đang muốn tìm hiểu lập hồ sơ này, xin mời theo dõi qua 15 thông tin liên quan đến giấy phép môi trường trong bài viết sau nhé.
Giấy phép môi trường là gì ?
Giấy phép môi trường là một văn bản pháp lý được ban hành cùng với Luật Bảo vệ Môi trường 2020 để xác nhận và cho phép các doanh nghiệp, nhà đầu tư dự án, cơ sở kinh doanh và dịch vụ, doanh nghiệp hoạt động toàn bộ hoặc một phần của dự án dự án, v.v … phát sinh chất thải. Việc xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập chất thải từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất đều là các yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nội dung trong giấy phép môi trường sẽ bao gồm các thông tin chung về dự án đầu tư, về cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, các cụm công nghiệp, dịch vụ tập trung, nội dung cấp phép môi trường, thời hạn giấy phép, những yêu cầu về bảo vệ môi trường, và các nội dung khác.
1. Cơ sở pháp lý quy định lập giấy phép môi trường
– Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020 / QH14 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 quy định việc phải xin giấy phép môi trường.
– Nghị định số 08/2022 / NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ
– Thông tư số 02/2022 / TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
– Luật Đầu tư công số 39/2019 / QH14 của Quốc hội được Quốc hội ban hành ngày 13/6/2019, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
2. Giấy phép môi trường 2022 bao gồm những hồ sơ nào ?
Trong giấy phép môi trường 2022 sẽ có những loại giấy tờ, hồ sơ sau:
– Giấy xác nhận việc hoàn thành công trình BVMT hoặc hệ thống xử lý chất thải;
– Giấy phép xả thải vào công trình thủy lợi;
– Giấy phép xả thải vào nguồn nước;
– Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
– Giấy phép xử lý chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh;
– Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại;
– Giấy phép xả khí thải công nghiệp.
Luật Bảo vệ môi trường 2022 có hiệu lực thì giấy phép môi trường được thực hiện sẽ tích hợp 7 loại giấy tờ, thủ tục như trên.
3. Lập giấy phép môi trường 2022 cho đối tượng nào ?
Áp dụng tại Mục 4 điều 39 trong Luật bảo vệ môi trường 2020, quy định những đối tượng sau cần phải có hồ sơ giấy phép môi trường:
– Các dự án đầu tư trong nhóm I, II, III có phát sinh về nước thải, khí thải, bụi xả ra ngoài môi trường cần phải tiến hành xử lý hoặc phát sinh ra các loại chất thải nguy hại, phải được quản lý theo quy định khi đi vào quá trình vận hành.
– Các dự án đầu tư, các khu sản xuất, trung tâm dịch vụ, cụm công nghiệp, hoạt động có tiêu chí về môi trường, chẳng hạn như các đối tượng được quy định tại Khoản 1 để được cấp giấy phép môi trường.
– Các dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công sẽ được miễn lập giấy phép môi trường.
4. Giấy phép môi trường được cấp trong thời điểm nào ?
– Dự án đầu tư phải lập đánh giá tác động môi trường:
Nộp hồ sơ xin phép môi trường khi hoàn thành toàn bộ dự án hoặc từng giai đoạn đầu tư của dự án (nếu dự án có đầu tư theo từng giai đoạn) hoặc công trình xử lý chất thải riêng của dự án hoàn thành công trình xử lý chất thải của dự án.
– Đối tượng không phải lập đánh giá tác động môi trường:
Khi tất cả các tài liệu bắt buộc đã sẵn sàng, hãy tự quyết định thời điểm nộp đơn xin giấy phép môi trường của bạn.
– Các dự án đầu tư, địa điểm, khu sản xuất, thương mại, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực đang thực hiện thí điểm các dự án xử lý chất thải theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường:
Toàn quyền quyết định thời gian nộp hồ sơ xin phép môi trường để đảm bảo rằng giấy phép môi trường sẽ được cấp sau khi kết thúc quá trình chạy thử, nhưng không quá 45 ngày đối với trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Nộp trước 30 ngày với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp GPMT của UBND cấp Tỉnh, Huyện, tính đến thời điểm phải có giấy phép môi trường.
Trường hợp không đảm bảo được thời gian nộp hồ sơ cấp phép môi trường tại thời điểm này thì chủ đầu tư dự án đầu tư phải thông báo gia hạn thời gian vận hành thử nghiệm theo quy định.
5. Nội dung trong giấy phép môi trường 2022
Trong giấy phép môi trường, đại khái sẽ có những nội dung sau:
– Một là, các nguồn phát sinh nước thải, dòng nước thải, các chất ô nhiễm, lưu lượng xả nước thải tối đa, các giá trị gia hạn của chất ô nhiễm, phương thức xả thải, vị trí cùng các nguồn tiếp nhận nước thải.
– Hai là, nguồn phát sinh khí thải bao gồm dòng khí thải, lưu lượng xả thải, giá trị giới hạn của các chất gây ô nhiễm, các chất ô nhiễm, vị trí cùng các phương thức xả khí thải.
– Ba là, nguồn phát sinh, giá trị giới hạn với 2 loại tiếng ồn và độ rung.
– Bốn là, các công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại, khối lượng được phép xử lý, mã CTNH, số lượng các trạm trung chuyển CTNH, địa bàn hoạt động của các cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý CTNH.
– Năm là, khối lượng, loại phế liệu được phép nhập khẩu đối với các chủ đầu tư, các cơ sở chuyên nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất.
Xem thêm hồ sơ khác: Kế hoạch bảo vệ môi trường
6. Một số yêu cầu về bảo vệ môi trường của dự án
– Thứ nhất, các dự án phải có công trình xử lý nước thải, khí thải, có các biện pháp thu gom rác thải nguy hại, biện pháp giảm tiếng ồn, độ rung đáp ứng yêu cầu. Trường hợp nếu dự án có thực hiện xả nước thải vào các công trình thủy lợi thì phải có các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với các nguồn nước công trình và thủy lợi.
– Thứ hai, có các biện pháp, hệ thống, công trình, các thiết bị lưu trữ, trung chuyển, vận chuyển, sơ chế và xử lý đáp ứng đúng, đầy đủ theo yêu cầu, quy trình kỹ thuật và quản lý đối với các chủ dự án, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
– Thứ ba, có kho, bãi lưu trữ phế liệu để đáp ứng quy định; có hệ thống và các thiết bị tái chế, phương án xử lý tạp chất, phương án tái xuất đối với các dự án đầu tư, các cơ sở nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
– Thứ tư, phải có kế hoạch quản lý và giám sát môi trường, triển khai các kế hoạch phòng ngừa, ứng phó với các sự cố môi trường, đồng thời cần có các trang thiết bị, công trình phòng ngừa, ứng phó với các sự cố môi trường, quan trắc môi trường.
– Thứ năm, thực hiện quản lý các chất thải rắn sinh hoạt, các chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp, cải tạo và phục hồi môi trường, bồi hoàn đa dạng sinh học dựa theo quy định mà pháp luật ban hành.
… và một số yêu cầu khác về bảo vệ môi trường (nếu có).
7. Đề nghị cấp giấy phép môi trường bao gồm những hồ sơ nào ?
– Văn bản đề nghị cấp GPMT (Phụ lục XIII kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022).
– Báo cáo đề xuất cấp GPMT.
– Tài liệu pháp lý, kỹ thuật.
8. Các bước thực hiện và nộp phê duyệt giấy phép môi trường
Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, đối tượng tác động của dự án, chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án phải xin giấy phép bảo vệ môi trường khác nhau. Theo đó, thủ tục làm giấy phép môi trường cũng khác nhau. Tuy vậy, thủ tục cấp giấy phép môi trường có thể được thực hiện thông qua các bước sau:
Thực hiện xin giấy phép môi trường còn tùy thuộc rất nhiều vào lĩnh vực hoạt động, đối tượng tác động của chủ dự án, chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư. Theo đó, thủ tục để tiến hành lập giấy phép môi trường cũng khác nhau, nhưng đa phần sẽ thông qua các bước sau:
– Bước 1, tiến hành nộp hồ sơ:
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ giấy phép môi trường có thể là:
– Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
– Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận.
– Sở Xây dựng
– Sở Giao thông vận tải
– Chi cục thủy sản các tỉnh, thành phố,…
Khi nộp nhớ nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định cho các cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
– Bước 2, xem xét hồ sơ:
Kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm xem xét và kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thông báo cho các cá nhân tổ chức thực hiện bổ sung và hoàn thiện theo quy định.
Nếu đã bổ sung đầy đủ mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo theo quy định, cơ quan tiếp nhận sẽ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do.
– Bước 3, thẩm định hồ sơ:
Trong thời hạn quy định của pháp luật, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ sở tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra tại chỗ nếu cần thiết và thành lập Hội đồng thẩm định. Trường hợp đáp ứng các điều kiện của giấy phép thì cơ quan tiếp nhận nộp hồ sơ cho tổ chức cấp giấy phép; trường hợp không đáp ứng các điều kiện cấp giấy phép thì trả lại tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép và thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép.
Trường hợp hồ sơ cần bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện hồ sơ, cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép, nêu rõ nội dung, đề án, báo cáo cần bổ sung, hoàn thiện báo cáo thời gian thẩm định.
Trường hợp không thể bổ sung, sửa đổi thì cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản cho đơn vị, cá nhân đề nghị cấp phép, nêu rõ nội dung chưa đáp ứng yêu cầu phải bổ sung và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.
– Bước 4, trả kết quả:
Trong thời hạn quy định của pháp luật, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền cho phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin phép thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.
9. Thời hạn của cấp giấy phép môi trường
– Giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, thời hạn cho phép không quá 45 ngày làm việc.
– Giấy phép về môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ủy quyền không quá 30 ngày.
Cơ quan cấp giấy phép về môi trường có thể quy định thời hạn giấy phép ngắn hơn thời hạn giấy phép nêu trên tùy theo loại hình, tính chất, quy mô của dự án đầu tư và mặt bằng kinh doanh.
10. Giấy phép môi trường có thời hạn bao lâu ?
– Nếu dự án đầu tư thuộc nhóm I thì thời hạn giấy phép có thể lên đến 7 năm.
– Đối với các dự án kinh doanh, các cơ sở, dịch vụ tập trung, các cụm, khu công nghiệp hoạt động trước ngày Luật bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I thì thời hạn giấy phép cũng là 7 năm.
– Đối với các đối tượng không thuộc quy định tại 2 điểm trên, thì thời hạn giấy phép môi trường sẽ là 10 năm.
– Ngoài ra, thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở kinh doanh.
11. Những quy định về cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép môi trường
– Về trường hợp cấp đổi: giấy phép môi trường được cấp đổi trong trường hợp được quy định tại khoản 5 điều 42 của Luật bảo vệ môi trường 2020 nhưng không thay đổi các nội dung khác quy định trong giấy phép.
– Về trường hợp điều chỉnh: giấy phép môi trường được xem xét điều chỉnh trong thời hạn của giấy phép nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
– Thứ nhất: doanh nghiệp thay đổi nội dung cấp phép theo quy định tại khoản 2 điều 40 của Luật bảo vệ môi trường 2020 theo đề nghị của chủ dự án hoặc theo quy định của pháp luật.
+ Thứ hai: chủ dự án thực hiện các dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất sau khi kết thúc quá trình vận hành thử nghiệp để phù hợp với năng lực hoạt động thực tế.
– Về trường hợp cấp lại: giấy phép môi trường của doanh nghiệp sẽ được cấp lại trong những trường hợp sau:
- Một là, giấy phép môi trường của doanh nghiệp hết hạn theo quy định.
- Hai là, các dự án đầu tư thay đổi về quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng các tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường so với giấy phép môi trường đã được cấp, trừ các trường hợp dự án đầu tư thay đổi thành đối tượng phải lập ĐTM.
– Về trường hợp bị tước quyền: giấy phép môi trường bị tước quyền khi chủ dự án thực hiện các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nặng đến mức phải bị tước quyền sử dụng giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật.
– Về trường hợp bị thu hồi: giấy phép môi trường của doanh nghiệp sẽ bị thu hồi trong những trường hợp như sau:
- Thứ nhất, giấy phép cấp không đúng theo thẩm quyền cấp phép.
- Thứ hai, giấy phép có những nội dung trái với quy định của pháp luật.
12. Lưu ý khi lập hồ sơ cấp lại giấy phép môi trường
Theo khoản 4 điều 30 trong nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định về một số lưu ý khi cấp lại giấy phép môi trường cho doanh nghiệp như sau:
– Trước khi hết hạn GPMT cũ 6 tháng.
– Trước khi thực hiện việc tăng, thay đổi quy mô, công suất, công nghệ tại Dự án trước khi triển khai.
– Trước khi thực hiện bổ sung ngành nghề thu hút đầu tư vào khu SX, KD tập trung, CCN (trừ trường hợp Dự án được tiếp nhận không phát sinh nước thải).
– Trước khi thực hiện việc thay đổi, tăng số lượng nguồn phát sinh, lưu lượng nước thải, khí thải; thay đổi nguồn tiếp nhận, phương thức xả thải.
13. Chi phí để thẩm định cấp giấy phép môi trường
– Chủ dự án đầu tư phải có trách nhiệm nộp phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường.
– Bộ trường Bộ Tài Chính quy định về chế độ thu, nộp, quản lý cũng như sử dụng về chi phí thẩm định khi cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của cơ quan nhà nước ở trung ương.
– Hội đồi nhân dân cấp Tỉnh quy định về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng các chi phí thẩm định liên quan đến vấn đề cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của UBND cấp tỉnh và UBND cấy huyện theo quy định của pháp luật.
14. Quyền và nghĩa vụ của dự án khi được cấp giấy phép môi trường
Các chủ cơ sở, chủ dự án đầu tư được cấp giấy phép môi trường sẽ có các quyền như sau:
– Được đề nghị cấp đổi, điều chỉnh hoặc cấp lại giấy phép môi trường
– Được thực hiện các nội dung cấp phép theo quy định trong giấy phép môi trường.
Và một số quyền khác theo quy định của pháp luật.
Chủ cơ sở, dự án được cấp phép phải thực hiện một số nghĩa vụ sau:
– Chủ dự án cần thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường đã cam kết trong giấy phép môi trường. Trường hợp nếu có thay đổi so với nội dung giấy phép đã cấp, doanh nghiệp cần báo lại cơ quan cấp phép để tiến hành giải quyết.
– Chủ dự án có nghĩa vụ nộp phí thẩm định cấp, cấp lại hoặc điều chỉnh giấy phép môi trường.
– Chủ dự án cần thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án theo quy định.
– Chủ dự án phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và tính trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
– Chủ dự án cần công khai giấy phép môi trường, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp.
– Chủ dự án nên cung cấp các thông tin có liên quan theo yêu cầu của các cơ quan xử lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình thanh tra, kiểm tra đột xuất dự án.
… và một số nghĩa vụ khác.
15. Lập hồ sơ giấy phép môi trường như thế nào ?
Doanh nghiệp không thể tự mình thực hiện lập giấy phép môi trường nếu không có đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và am hiểu luật môi trường. Vì thế tốt nhất hãy tìm đến các công ty tư vấn môi trường để họ tư vấn và thay mặt bạn thực hiện hồ sơ môi trường này nhé. Tuy nhiên, mỗi công ty môi trường thì đều có dịch vụ và mức giá thực hiện hồ sơ khác nhau, vì thế bạn nên tham khảo từ 3 đến 5 công ty khác nhau để tìm được công ty có chất lượng dịch vụ tốt, uy tín, giá cả phù hợp để thực hiện hồ sơ.
Xin cảm ơn đã theo dõi bài viết !